PCR kỹ thuật số là gì?

Hiện tại, khi nhắc đến việc định lượng DNA hay RNA, hầu hết các nhà khoa học sẽ nghĩ đến kỹ thuật PCR định lượng hay QPCR (quantitative PCR). Nói một cách chính xác, QPCR là một dạng của kỹ thuật Real-time PCR nói chung. Trong kỹ thuật này, chúng ta cần phải có ít nhất một cặp mồi để nhân bản vùng gen mục tiêu cần định lượng. Song song đó, quá trình nhân bản sẽ được theo dõi bằng tín hiệu phát ra bởi mẫu dò huỳnh quang bám giữa 2 mồi. Để tiết kiệm chi phí, chúng ta có thể sử dụng chất nhuộm phát huỳnh quang bám vào sản phẩm PCR thay cho mẫu dò.


Ứng dụng PCR kỹ thuật số trong chẩn đoán không xâm lấn

Sinh thiết lỏng (liquid biopsy) là một phương pháp không xâm lấn được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh, bao gồm ung thư. Thay vì lấy sinh thiết tại mô bị ảnh hưởng, người ta thu thập “DNA không có tế bào” (cell-free DNA, cfDNA), DNA khối u tuần hoàn (circulating tumor DNA, ctDNA; một tập con của cfDNA và có nguồn gốc từ trong khối u), hoặc tế bào ung thư dạng huyền phù (còn gọi là tế bào khối u tuần hoàn, circulating tumor cells, CTCs) từ máu hoặc các dịch cơ thể khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ứng dụng PCR kỹ thuật số (Droplet Digital ™ PCR, ddPCR™) cho quy trình sinh thiết lỏng trong chẩn đoán ung thư, theo dõi và đánh giá các phương thức điều trị cũng như phát hiện sự tái phát sau khi thuyên giảm.


PCR kỹ thuật số có thật sự tốt hơn Real-time PCR?

Trong bài viết gần đây, tôi đã trình bày với bạn đọc như thế nào là PCR kỹ thuật số và một số ưu điểm nổi bật của nó. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm hiểu sâu hơn về quy trình PCR kỹ thuật số của hãng Bio-Rad hay còn gọi là PCR vi giọt kỹ thuật số (Droplet Digital PCR, ddPCR) ở đây. Vậy, khi đã đọc xong hai bài viết trên, liệu bạn có tự hỏi rằng “Khi nào nên dùng PCR kỹ thuật số và khi nào thì nên dùng Real-time PCR?” Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài viết dưới đây. Trước tiên, chúng ta cần điểm lại những điểm mạnh của kỹ thuật Real-time PCR truyền thống và PCR kỹ thuật số.


Có bao nhiêu cách chuẩn bị phản ứng Real-time PCR?

Thông thường, nếu chỉ mới dừng lại ở các kỹ thuật sinh học phân tử cơ bản như tách chiết DNA, chạy PCR, điện di gel agarose, v.v…, bạn có thể sẽ cảm thấy bỡ ngỡ khi lần đầu phải “pha chế” một phản ứng Real-time PCR. Thật ra, công việc này không hề phức tạp hay cao siêu như nhiều người tưởng tượng. Và thậm chí nó còn đơn giản hơn cả việc … mở nắp eppendorf nếu bạn chọn được cho mình loại nguyên liệu phù hợp và tiện lợi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về những cách chuẩn bị phản ứng Real-time PCR.


Chuyển đến trang   1, 2, 3, 4, 5